89 / 100

5+ Cách Chăm Sóc Chó Con Mới Đẻ Mà Bạn Không Nên Bỏ Qua

Mục lục
cách chăm sóc chó con mới đẻ

Có rất nhiều cách chăm sóc chó con mới đẻ cơ bản dành cho những bạn là newbie. Mình hiểu rằng tâm trạng bạn và thú cưng đều hồi hộp, mong chờ những bé chó sắp chào đời. Bạn sẽ hoang mang khi đây là lần đầu bạn chăm sóc thú cưng mới đẻ và chưa có nhiều kiến thức cũng như kỹ năng. Đừng lo lắng, hãy đọc bài viết sau đây để có thể cùng thú cưng vượt cạn thành công nhé.

Cách chăm sóc chó con mới đẻ tốt nhất:

Trước hết, chúc mừng bạn khi chuẩn bị chào đón một đàn chó con đáng yêu. Tuy nhiên, đừng quên và hãy ghi lại những thông tin sau đây để biết cách chăm sóc chó con mới đẻ nhé.

Chuẩn bị chỗ ở phù hợp cho chó con:

Cách chăm sóc chó con mới đẻ

Việc lựa chọn chỗ ở cho mẹ và chó con sẽ là một trong những cách chăm sóc chó con mới đẻ tuy nhiên cách chăm sóc này sẽ phụ thuộc vào khả năng của bạn. Bạn có thể lựa chọn mua hoặc chuẩn bị một chiếc hộp đủ lớn hơn kích thước thú cưng. Đặt chúng ở những nơi không tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp, gió thổi lạnh lẽo. Đừng quên đặt một tấm vải mỏng hoặc khăn mỏng để chó mẹ cảm thấy thoải mái và dễ chịu

Chú ý rằng đừng lót quá dày, bởi khi vừa sinh ra đàn chó con chỉ theo bản năng và mùi hương tìm đến bú sữa mẹ. Nếu bạn đặt quá dày, với cơ thể yếu ớt, chúng sẽ không có khả năng tìm đến mẹ, những trường hợp này nếu không quan tâm thì các nhóc có thể tử vong.

Làm sạch cơ thể chó con mới đẻ:

Cách chăm sóc chó con mới đẻ

Một trong những cách chăm sóc chó con mới đẻ cơ bản mà bạn nên tìm hiểu đầu tiên chính là lau sạch cơ thể chó con mới đẻ. Khi chó con vừa mới đẻ thì cơ thể chúng thường dính những chất nhầy, chất bẩn từ nước ối. Thông thường, chó mẹ sẽ cắn đứt màng túi ối bọc quanh chó con và liếm chúng, tuy nhiên để có thể cho chó mẹ dưỡng sức trong giai đoạn sinh tiếp tục, bạn có thể trợ giúp bằng cách lau sạch cơ thể chúng.

Bạn dùng một chiếc khăn, nước ấm và lau nhẹ nhàng cơ thể chó con cho đến khi sạch. Sau đó, nhẹ nhàng đặt xuống vị trí gần chó mẹ để chúng có thể dễ dàng xác định vị trí, theo bản năng đón nhận vị sữa đầu tiên từ mẹ.Về cuống rốn ngay bụng của chó con, bạn đừng nên cắt quá sớm vì có thể gây chảy máu và nhiễm trùng. Bạn hãy chờ một thời gian đến khi cuống rốn khô và teo dần lại.

Đối với cách chăm sóc cho chó con mới đẻ này bạn nên lưu ý khi làm sạch cơ thể cho những chú chó con cần phải nhẹ nhàng vì cơ thế chó con mới đẻ rất yếu chưa đủ cứng cáp sẽ làm ảnh hưởng đến nội tạng bên trong người các bé.

Xem thêm: Cách chăm sóc chó Poodle.

Hỗ trợ cung cấp sữa cho chó con mới đẻ bằng sữa mẹ:

Chăm sóc chó con mới đẻ - cho chó con bú sữa mẹ

Chính vì mới sinh, cơ thể của chó con sẽ yếu ớt cho chưa phát triển được nhiều. Chúng sẽ hoạt động theo bản năng và chó mẹ sẽ hỗ trợ khi cần thiết tuy nhiên để giúp cho các bé có thêm sức khỏe thì bạn nên phối hợp thêm các cách chăm sóc chó con mới đẻ đơn giản. Trong trường hợp, bản năng làm mẹ chưa được phát huy hết tác dụng do thời gian sau sinh cơ thể chưa hồi phục, thì cách chăm sóc chó con mới đẻ trong trường hợp này là hỗ trợ cho chúng bú sữa mẹ.

Sau khi đã hoàn tất việc lau sạch cơ thể chó con, bạn hãy đặt chúng gần mẹ và quan sát khả năng hoạt động theo bản năng của chúng trong 1 ngày. Chó con mới sinh 3-4 tiếng sẽ cần cung cấp sữa một lần, nhất là sữa của chó mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất, tăng khả năng đề kháng cho chó con.

Nếu trong trường hợp lứa ấy sinh nhiều, thông thường đứa ra đời sau cùng sẽ là đứa yếu ớt nhất. Bạn hãy chú ý và ưu tiên cho đứa nhóc ấy bú sữa mẹ sau khi đã làm sạch cơ thể chúng. Ngay tại thời điểm này, bản thân đàn chó hoặc chó mẹ có những dấu hiệu nào bất thường, bạn hãy báo ngay với thú y để được thăm khám sớm nhất.

Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp trong ổ đẻ

Chăm sóc chó con mới đẻ

Cách chăm sóc chó con mới đẻ dễ chịu nhất là nhiệt độ thích hợp với chúng. Bạn có thể chuẩn bị đèn hoặc lót đệm ấm vào chỗ nằm của chó con, mở nhiệt độ phù hợp để giữ ấm cho chó con trong trường hợp không có chó mẹ cạnh bên. Nhiệt độ khu vực ổ đẻ phù hợp cho chó con là khoảng 26 – 27°C và độ ẩm dưới 80%. Để tiện theo dõi và điều chỉnh nhiệt độ, hãy lắp đặt thêm cả nhiệt kế kiểm tra.

Bạn chú ý các thông số như sau để thuận tiện trong việc điều chỉnh nhiệt độ để có cách chăm sóc chó con mới đẻ hợp lí nhât nhé:

  • 4 ngày đầu tiên sau khi ra đời: nhiệt độ phù hợp từ 29°C – 32°C
  • 10 ngày tiếp theo: nhiệt độ giảm dần khoảng 26°C
  • Sau tuần thứ tư: nhiệt độ khoảng 22°C

Nếu ở nhiệt độ thích hợp, chó con sẽ nằm ngủ một cách thoải mái, không sát nhau. Nếu quá nóng, chó con sẽ thường di chuyển đi khắp nơi và không ngủ yên giấc. Lúc này bạn hãy lót một lớp mỏng để chó con nằm thoải mái.

Nếu quá lạnh, chúng sẽ co lại, quấn vào nhau hoặc tìm đến nơi mẹ chúng nằm để cảm nhận sự ấm áp. Khi đó, bạn chạm vào thân chúng sẽ có cảm giác mát nơi bàn tay, bạn hãy bổ sung thêm miếng lót để giúp chúng thoải mái và ngủ ngon nhé.

Dọn dẹp ổ thường xuyên

Sau khi sinh xong, cơ thể chó mẹ vẫn còn khá bẩn vì các vết do máu, chất bẩn từ túi ối. Bạn bổ sung thêm cách chăm sóc chó con mới đẻ bằng cách vệ sinh sạch sẽ cho cả chó mẹ và chó con. Thay tấm lót cho chúng, tránh tình trạng viêm nhiễm cho chó mẹ, kiểm tra ổ đẻ đã được chắn gió hay chưa. Nơi chúng nghỉ ngơi phải đảm bảo trong điều kiện sạch sẽ, nhiệt độ thích hợp để chó mẹ có thể nhanh chóng bình phục, lấy lại năng lượng sau nhiều tiếng vượt cạn.

cách chăm sóc chó con mới đẻ

Lên kế hoạch thăm khám, đến phòng bệnh cho chó con mới đẻ

Chăm sóc chó con mới đẻ

Một trong các cách chăm sóc chó con mới đẻ thì việc lên kế hoạch thăm khám phải được thực hiện sớm. Lần đầu tiên đến thú y rất quan trọng, vì sức khỏe của chó mẹ lẫn đàn chó con. Hãy lên kế hoạch thăm khám với thú y vài ngày sau khi đàn chó ra đời và tình trạng chó mẹ đã dần hồi phục.

Nếu chó mẹ không được chăm sóc, tẩy giun và theo dõi thú y đúng cách trong thai kỳ, sẽ có nguy cơ mắc bệnh và lây sang cho con. Bạn nên đưa chúng đi bằng ô tô, không khí bên trong mát mẻ, tạo cảm giác thoải mái và không gây căng thẳng cho chó mẹ. Đừng quên đem theo túi ấm để giữ nhiệt độ cho đàn chó con.

Các thời gian bạn cần lưu ý khi bổ sung dinh dưỡng cho chó con

Ngoài những cách chăm sóc cho con mới đẻ thì bạn cần lưu ý các giai đoạn sau đó để có thể bổ sung dinh dưỡng cho chúng. Trong giai đoạn mới sinh chó con sẽ cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng để chúng có thể phát triển khỏe mạnh tốt nhất. Một số lưu ý khi bạn cần biết về thời gian bổ sung:

Chó con mới đẻ được 5-10 ngày:

Đối với chó con mới để từ 5 – 10 ngày cách chăm sóc chó con mới đẻ hợp lí nhất đối với bạn hãy bổ sung thêm sữa cho chó con nhưng phải hâm sữa nóng, cho bú bằng vú cao su hoặc cho ra đĩa và dúi mõm chó vào đĩa để nó tự liếm. Với lượng cần bổ sung cho mỗi chó con là từ 100-200ml sữa và cho ăn khi nó được 120 ngày tuổi.

Khi chó con được 15 ngày tuổi:

Khi chó con được 15 ngày tuổi cách chăm sóc chó con mới đẻ tiếp theo nên cho chó con ăn thêm sữa và bổ sung thêm thịt băm nhỏ, mỗi ngày 1-2 bữa. Khi chó con được tầm 21 ngày tuổi, hãy ăn thêm cháo gạo. Lưu ý là cháo phải được ninh nhừ và trộn cùng với thịt nạc băm, cho ăn 2 bữa/ngày.

Khi chó con từ ngày tuổi thứ 30 trở đi:

Khi chó được 30 ngày tuổi trở đi, đã đủ cứng cáp cách chăm sóc chó con mới để trong khoảng thời gian này là tăng lượng thịt lên khoảng 50 gram mỗi ngày. Bổ sung thêm rau xanh, khoai tây để tăng lượng vitamin, đặc biệt chú ý các loại vitamin A và vitamin D.

Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm dầu gan cá thu, các chất khoáng vi lượng, đa vi lượng cần thiết. Đây là những dưỡng chất cần thiết giúp cho quá trình trao đổi chất và tạo xương.

Đối với chó con dưới 120 ngày tuổi:

Khi chó con đã từ 30 ngày tuổi trở lên thì các bạn nên tham khảo các cách chăm sóc chó con mới đẻ sau đây nhé:

  • Mỗi ngày cho ăn 5 bữa.
  • Từ 4 – 6 tháng tuổi, mỗi ngày cho ăn 4 bữa.
  • Từ 6 tháng trở lên mỗi ngày cho ăn 2 hoặc 3 bữa.

Lượng thức ăn được tăng dần theo mức độ phát triển của cơ thể chó con. Cần quan tâm đến sức chứa của dạ dày chó con và bổ sung dần dần để hoàn thiện nhật ký cách chăm sóc chó con mới đẻ của bạn.

cách chăm sóc chó con mới đẻ

Tạm Kết:

Những thông tin trên đã đúc kết một số cách chăm sóc chó con mới đẻ cơ bản mà những người mới bắt đầu nuôi chó có thể tìm hiểu và thực hiện theo. Vì thế, bạn cần phải cẩn thận và chăm chút trong việc chăm sóc chó con, khi vừa mới sinh ra cơ thể chúng vốn yếu ớt và cần sự hỗ trợ từ bạn.

Trường hợp thú cưng của bạn làm mẹ lần đầu tiên. Thì bạn càng cần phải cảnh giác và kiểm tra tình hình các chó con thường xuyên hơn. Cách khoảng 3 – 4 tiếng kiểm tra lại một lần. Vì có thể chó con sơ sinh có thể sẽ bị anh chị em của mình đẩy ra xa khỏi con mẹ. Hay tệ hơn là bị mẹ đè.

Những thông tin bạn có thể biết: 

12 loại sữa dinh dưỡng cho chó con và tốt nhất

Share the Post:
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Related Posts