Việc tìm hiểu các cách chăm sóc chó con, thức ăn hay đồ chơi đều cần phải tìm hiểu kĩ trước khi bạn rước một bé về nhà. Tham khảo ý kiến của người đi trước, tìm hiểu giống loài bạn chuẩn bị nuôi. Sẽ tốn một số thời gian thế nên trong bài viết này, mình sẽ tổng hợp một số thông tin khá đầy đủ hỗ trợ cho bạn.
Những việc cần làm trước khi chăm sóc chó con
Hiểu rõ tính cách và nhu cầu cơ bản của chó con
Có rất nhiều điều cần tìm hiểu để nuôi chó con đúng cách. Về mặt dinh dưỡng, huấn luyện, tiêm ngừa,…là một vài trong số những điều bạn cần biết. Chó con khi đã quen với nơi ở hiện tại sẽ rất hiếu động và nghịch ngợm. Bạn vẫn sẽ cho chúng chơi kèm theo việc huấn luyện chơi với sự ngoan ngoãn, không phá nát căn nhà của bạn.
Lên thời gian biểu lúc ăn, ngủ, chơi và đi vệ sinh để hình thành thói quen cho chó con từ nhỏ. Bạn có thể dễ dàng kiểm soát và cân bằng được các việc khác trong nhà.
Bất kỳ chú chó nào cũng có những tính cách và nhu cầu cơ bản cần được đáp ứng,cách chăm sóc chó con một cách tốt nhất là bạn cần tìm hiểu đầy đủ về tính cách của giống chó mình đang nuôi để hiểu về người bạn này. Một khi bạn có thể nắm bắt được tính cách và những điều cơ bản rồi thì chắc chắn bạn sẽ mang lại cho chúng một cuộc sống tuyệt vời.
Chuẩn bị một không gian sống an toàn cho chó con
Chó con hiếu động là điều đương nhiên, khi chó con về đến tổ ấm mới sẽ có phần e dè và lạ lẫm, sau một thời gian chắc chắn chúng sẽ yên tâm để thể hiện cá tính riêng của mình. Một nơi an toàn có thể sẽ đem lại sự tò mò cho chúng khám phá mọi ngóc ngách trong nhà này.
Một số lưu ý để bạn chuẩn bị một môi trường sống an toàn cho chó con:
- Giấu tất cả các dây điện vào nơi kín để chó con không tìm thấy được, trong giai đoạn ngứa răng thì ngay trong tầm ngắm của chó con nó có thể cắn bất cứ thứ gì.
- Giữ cây trồng trong nhà ở trên cao để chó con không thể nhai lá hoặc cắn gốc.
- Để quần áo, đồ dùng cá nhân cao hơn tầm mắt của chó con để chúng không thể đụng tới và nhai hoặc nuốt những thứ này.
Chó con nên ở trong khu vực cho phép của chúng và không nên cho chúng chạy toàn bộ ngôi nhà cho đến khi chúng lớn hơn và đã được bạn huấn luyện.
Chuẩn bị các vật dụng hằng ngày
Khi đem chó con về nhà, chắc chắn một điều bạn sẽ phải chuẩn bị các vật dụng cần thiết. Tuy nhiên, bạn cần tìm hiểu trước về loài mà bạn chuẩn bị nuôi có cần những tiêu chuẩn gì hay không. Trong trường hợp là không thì mình sẽ liệt kê một vài món cần thiết nhất trong quá trình nuôi chó:
- Vòng cổ có thể điều chỉnh độ rộng cùng với thẻ tên của chó con.
- Bát cho thú cưng bằng kim loại hoặc bằng sứ để đựng thức ăn và nước uống
- Chuồng cho chó, bạn nên lựa chọn thùng có kích thước đủ cho khi chó trưởng thành vẫn có thể sinh hoạt đủ trong đó.
- Giường cho chó, có thể lựa chọn giường đủ lớn để chó trưởng thành vẫn sử dụng được.
- Một vài món đồ chơi đơn giản xương gặm, banh có tiếng kêu …
- Bàn chải, lược hoặc găng tay chải lông phù hợp với từng loại lông.
- Xịt khử mùi hôi và vi khuẩn.
Các vấn đề sức khỏe có thể gặp
Hãy tìm cho mình một phòng khám thú y hoặc bệnh việc thú y uy tín ngay từ lúc chó còn nhỏ. Bởi từ khoảng thời gian đầu, chó con sẽ được theo dõi và tiêm ngừa đầy đủ, tránh gặp phải những vấn đề về sức khỏe hay các loại bệnh nguy hiểm không đáng có.
Một vài vấn đề về sức khỏe có thể xuất hiện ít nhất một lần trong cuộc đời chó con. Hãy thực hiện đúng lịch hẹn tại phòng khám, lịch tiêm ngừa là một trong những điều cần thiết nhất.
Chế độ dinh dưỡng của chó con
Trong giai đoạn đầu, chó con cần có một chế độ dinh dưỡng phù hợp với thể trạng. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thức ăn cho chó con làm bạn phân vân và xem xét thật kỹ. Các kiến thức cơ bản về dinh dưỡng cho chó con sẽ hỗ trợ một phần cho bạn trong việc tìm kiếm thức ăn phù hợp với ngân sách.
Sẽ không có một chế độ dinh dưỡng nào cố định mãi, nó sẽ thay đổi tùy vào độ tuổi, kích thước và thói quen ăn uống của từng chú chó. Tuy nhiên, một chế độ dinh dưỡng tốt cần phải đảm bảo đủ chất và lượng. Bạn có thể lựa chọn một số sản phẩm như:
Thức ăn khô cho chó con:
Thức ăn hạt là loại thức ăn giá rẻ được nhiều người lựa chọn cho chó con nhất. Lưu ý hãy đọc kỹ thành phần và chọn thương hiệu sử dụng thực phẩm lành mạnh làm thành phần chính.
Sản phẩm đóng hộp:
Hầu hết chó con đều rất thích ăn thức ăn đóng hộp hay chính là Pate. Trên thị trường có rất nhiều loại Pate trộn cùng các loại rau củ, vừa dinh dưỡng vừa hợp giá. Bạn có thể tham khảo ý kiến từ thú y để được tư vấn các loại Pate ổn áp nhất.
Chăm sóc và vệ sinh cho chó con
Bạn nên giữ thói quen vệ sinh cho chó con thường xuyên để tránh bản thân chó con phát bệnh. Sau đây, là 4 bước cơ bản để bạn dễ dàng thực hiện:
Bước 1: Vệ sinh tai chó
Tai là một bộ phận nhạy cảm và cần được làm sạch, gỉ tai hay bụi bận sẽ bám vào đó, nếu bạn không vệ sinh thường xuyên sẽ trở thành một nơi trú ngụ của hàng ngàn vi khuẩn dẫn tới các bệnh nhiễm trùng, viêm tai, v.v ở chó.
Bạn cần chuẩn bị sản phẩm chuyên dụng như dung dịch vệ sinh tai cho chó để dễ dàng lau sạch mọi bụi bẩn trong tai thay vì chỉ sử dụng nước sạch hay khăn thông thường.
Bước 2: Vệ sinh mắt
Khu vực mắt của chó cũng thường xuyên có bụi bẩn bám vào, nếu không được vệ sinh thường xuyên sẽ gây nên những loại bệnh nguy hiểm như đau mắt, viêm giác mạc,… Bạn hãy sử dụng dung dịch vệ sinh mắt chuyên dụng cùng bông tắm hoặc khăn ướt để lau nhẹ nhàng quanh viền mắt.
Đồng thời sử dụng dung dịch nhỏ mắt để rửa sạch các tạp chất bên trong và cung cấp dưỡng chất cho mắt chó sáng, khỏe hơn
Bước 3: Vệ sinh răng miệng cho chó
Bộ phận răng miệng ảnh hưởng đến sức khỏe của chó nhiều nhất. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ dẫn tới việc bị đau răng, không ăn được thức ăn, từ đó chó sẽ bị suy dinh dưỡng hoặc trầm trọng hơn là trầm cảm.
Chuẩn bị dụng cụ vệ sinh răng miệng chuyên dụng và giúp chó chải răng thường xuyên là cách đơn giản nhất giúp chó có bộ răng chắc khỏe.
Bước 4: Vệ sinh chân của chó
Chó thường xuyên chạy, bới đất, dẫm lên nước tiểu,…khiến chân của chó là nơi cần phải vệ sinh nhất. Để tránh gặp phải những căn bệnh vì chúng hay liếm chân thì việc lau, rửa chân thường xuyên sẽ giảm được tối thiểu việc mắc bệnh.
Mẹo huấn luyện chó con
Cách dạy chó con thuộc tên
Bước 1: Gọi tên chúng với tâm trạng vui vẻ
Gọi tên chó con với một giọng đầy vui vẻ, phấn khởi khiến chúng tò mò và không nói thêm bất kỳ điều gì khác. Việc đặt tên thế nào cũng quan trọng trong quá trình huấn luyện bởi có dễ nghe, dễ nhớ với chó con hay không.
Bước 2: Nhận biết được tên sẽ có thưởng
Thưởng hay khen ngợi cho chó ngay khi chúng phản ứng lại khi bạn gọi tên. Phần lớn có thể do chúng tò mò xem có chuyện gì đang xảy ra, tuy nhiên đừng nản lòng và thực hành thường xuyên để chúng nhận biết được trong những lần tiếp theo. Lựa chọn phần thưởng là các món chúng yêu thích tạo nên sư phấn khích đối với chúng.
Bước 3: Lặp lại nhiều lần
Hãy thực hiện quá trình gọi tên nhiều lần cho chúng làm quen, khoảng 10 lần trong một buổi dạy và cho chúng nghỉ ngơi. Bởi vì việc gì nhiều quá cũng sẽ không tốt, khiến chúng cảm thấy không còn hứng thú mỗi lần được gọi tên.
Bước 4: Thực hành trên nhiều tình huống
Hãy thực hành gọi tên trong nhiều tình huống mỗi ngày, khi chuẩn bị cho chúng ăn, khi đi vệ sinh, trước khi đi chơi để chúng làm quen với việc này, quen với việc gọi tên. Luôn để chúng tập trung sự chú ý vào bạn để có thể thành công nhiều nhất
Cách dạy chó con đi vệ sinh đúng chỗ
Khi bắt đầu huấn luyện chó đi vệ sinh, bạn cần cho chó con nhiều cơ hội để đi vệ sinh và bạn sẽ thành công nếu tích cực giám sát. Tạo nhiều cơ hội cho chó đi vệ sinh ở những nơi thích hợp
Tập thói quen vào các buổi trong ngày, đưa chó con ra ngoài khi chúng vừa thức dậy, sau mỗi bữa ăn, sau giờ chơi, trước khi chuẩn bị đi ngủ.
Cách huấn luyện chó con nghe lời các mệnh lệnh cơ bản
Huấn luyện chó con từ khi chúng còn nhỏ sẽ dễ dàng hơn nếu bạn huấn luyện khi chúng trưởng thành. Trước tiên bạn chỉ cần thực hiện các hiệu lệnh đơn giản như: “Ngồi”, “Đứng”, “Bắt tay”
Cách huấn luyện chó ngồi xuống
Bước 1: Bạn đặt chó con đứng bên cạnh
Bước 2: Bạn dùng một tay thao tác nhấc người chó con lên, tay còn lại ấn mông xuống và hô “Ngồi”.
Bước 3: Sau đó thì thưởng cho chó con món ăn yêu thích
Bước 4: Lặp đi lặp lại nhiều lần
Cách huấn luyện chó đứng lên
Bước 1: Khi chó con đang nằm hoặc ngồi, bạn hãy luồn tay qua bụng chó, nhẹ nhàng nhấc lên, tay còn lại kéo nhẹ chó con về phía trước.
Bước 2: Lúc này chó sẽ đứng lên, bạn bắt đầu hô “Đứng” và thưởng cho chó
Bước 3: Thực hiện nhiều lần
Khi đã quen với các câu lệnh như “Ngồi”, “Đứng” thì tiếp theo bạn hãy huấn luyện chó con thao tác bắt tay
Bước 1: Bạn ngồi xuống và đặt khay thức ăn vào lòng, khi đó chó con ở phía đối điện sẽ nhìn vào khay thức ăn.
Bước 2: Bạn bắt đầu ra lệnh “Ngồi”.
Bước 3: Lúc này bạn sẽ hô lệnh “Bắt tay”, một tay của bạn nhấc chân của chó con lên để bắt tay, tay còn lại thưởng đồ ăn cho nó.
Bước 4: Bạn cần lặp đi lặp lại động tác nhiều lần để chó con quen với lệnh hơn.
Cách huấn luyện chó con không ăn bả
Khi chó con đã quen với các lệnh cơ bản, thành thục hơn trong mỗi lần thực hiện thì tiếp tục dạy chúng không ăn bả
Bước 1: Bạn sẽ lấy một số thức ăn chó con thích ăn, sau đó bạn tẩm một ít gia vị cay vào, chờ một lúc cho gia vị được thấm.
Bước 2: Bạn đặt thức ăn yêu thích vào khay ăn của chó con, đồng thời chọn vị trí mà kẻ xấu dễ ném bả vào để đặt thức ăn đã tẩm vị cay.
Bước 3: Để chó con chơi tự do gần đó và bạn sẽ đứng quan sát. Khi chó nhìn thấy món ăn sẽ đến và lúc ấy hơi cay từ thức ăn sẽ làm cho chó ngửi bị chảy nước mũi, hắt hơi hoặc nếu ăn sẽ bị chảy nước miếng.
Bước 4: Sau đó, bạn cho chó con đến nơi có đồ ăn ngon được đặt trong bát lúc nãy. Lúc này chó sẽ hiểu rằng thức ăn trong bát mới an toàn.
Cách dạy chó con không cắn bậy
Để chó không cắn bậy ngay từ ban đầu, bạn hãy mua sẵn cho chúng những món đồ chơi an toàn để chúng gặm cắn. Đây là những món sản xuất dành riêng cho chó và chống lại được việc cắn rách.
Ngoài ra, bạn nên thường xuyên dẫn chúng đi dạo, đến các khu vui chơi dành riêng cho chó. Việc này vừa giúp chó con thoải mái chạy nhảy, phát triển và hạn chế tình trạng cắn lung tung.
Một cách khác, bạn sẽ chuẩn bị 2 món đồ khác nhau, gồm món đồ chó được phép cắn và không được. Nếu chúng cắn những món không được phép thì bạn hãy giành từ từ lại và đưa cho chúng món có thể cắn. Thực hiện nhiều lần để chúng tự giác và sẽ làm quen được.
Cách huấn luyện chó con ngủ đúng chỗ
Bước 1: Chuẩn bị chỗ ngủ cho chó con thật cẩn thận, thoáng mát, ít người qua lại.
Bước 2: Ấn đầu và mình chó con vào vị trí chỗ ngủ đã đặt sẵn, hô lệnh quen thuộc “Nằm xuống”. Lúc này chó con sẽ làm theo nhưng một lúc sau sẽ rời khỏi vị trí đó.
Bước 3: Đừng nóng vội hay tức giận, bạn hãy lặp lại thao tác này nhiều lần để chó con quen với việc này. Đặc biệt, hãy đặt tại chỗ ngủ ấy một chiếc khăn hay một vật gì đó để bám mùi chó con vào đó.
Những nguyên tắc cần biết khi huấn luyện chó con
Không trừng phạt bằng cách dùng bạo lực
Việc bạn sử dụng đòn roi để trừng phạt sẽ khiến chó con sợ, nhưng thật sự chúng sợ đòn roi và có thể gây ảnh hưởng đến tâm lý của chúng cho đến lớn.
Muốn uốn nắn chúng thì hãy thật nhẹ nhàng, nếu chó con trở nên không nghe lời điều bạn cần là tìm hiểu nguyên nhân thay vì dùng roi để phạt. Đừng làm tổn thương cơ thể chúng và gây nên một sự ám ảnh khi chúng nhìn thấy bạn.
Khen thưởng đúng lúc
Hãy luôn thưởng cho chó của bạn khi chúng làm đúng. Khen thưởng có nhiều hình thức, bạn nên thay đổi thường xuyên và tùy thuộc vào mức độ nghe lời của chúng.
Khi chó con đã quen với khẩu lệnh hãy thực hiện thưởng luân phiên từ đồ ăn sang một cái ôm, vuốt ve, gãi bụng,….
Khẩu lệnh đúng
Thực hành thường xuyên cùng với khẩu lệnh đúng sẽ tạo thành một thói quen cho chó từ khi còn nhỏ. Sử dụng câu lệnh đúng và dứt khoát, thay vì khẩu lệnh quá dài.
Ví dụ: Sử dụng dứt khoát “Ngồi” nếu bạn muốn chúng ngồi thay vì “Ngồi xuống”, sử dụng “Nằm” hô to và dứt khoát thay vì “Nằm xuống”. Khẩu lệnh ngắn gọn để chó con dễ nhớ trong những lần sau.
Thực hành thường xuyên
Nguyên tắc này bạn cần phải nhớ kĩ, thực hành thường xuyên khiến chó con quen và hình thành được thói quen. Nếu bạn chỉ dạy 1-2 lần rồi bỏ ngang thì chó con sẽ không ghi nhớ và thực hiện lại vào lần sau được,
Tạm Kết
Việc nuôi chó như một liều thuốc tinh thần không chỉ cho bạn mà có thể cho gia đình bạn. Các cách chăm sóc chó con có rất nhiều, chỉ cần bạn dành ra thời gian nghiên cứu, tìm hỏi và bắt đầu thực hành để cho chúng một cuộc sống tuyệt vời.
Hi vọng bài viết trên có thể hỗ trợ cho bạn trong việc chăm sóc, huấn luyện để cuộc sống bạn và chó con sẽ trở nên vô cùng ý nghĩa. Chúc bạn thành công.