87 / 100

[ Tổng hợp thông tin ] Cách chăm sóc chó mẹ sau sinh cơ bản

Mục lục
cách chăm sóc chó mẹ mới sinh

Cách chăm sóc chó mẹ sau sinh là điều bạn cần quan tâm sau khi bạn vừa chào đón một đàn chó con đáng yêu ra đời. Bạn cần có sự chuẩn bị cũng như kiến thức để chăm sóc nhóc lắm lông này. Bài viết sau đây sẽ đưa ra những quy trình để bạn có thể chăm sóc chúng một cách dễ dàng.

cách chăm sóc chó mẹ sau sinh

Cách chăm sóc cho chó mẹ sau khi sinh

Nếu đây là lứa đầu tiên được sinh tại nhà, dù đã được thăm khám và theo dõi từ thú y nhưng bạn vẫn cần tìm hiểu thêm nhiều những thông tin cần thiết, những cách chăm sóc chó mẹ sau sinh và đàn con. Sau đây là một số công việc bạn cần làm từ lúc thú cưng của bạn hoàn thành quá trình sinh con.

1. Nên vệ sinh cho chó mẹ sau sinh như thế nào?

Sau khi sinh, cơ thể chó mẹ sẽ tiết ra các chất bẩn, dịch từ túi ối, những điều này có thể diễn ra trong vài tuần đầu, thậm chí có thể kéo dài nếu bạn cho cún cưng sinh mổ. Tham khảo ý kiến ​​​​bác sĩ thú y ngay lập tức nếu bạn nhận thấy dịch tiết ra có màu đặc, nhợt nhạt hoặc xám và có mùi hôi.

Bạn hãy nhớ cách chăm sóc chó mẹ sau sinh bằng việc tắm cho chó là không cần thiết khi chúng vừa mới sinh, để tránh khả năng chó con tiếp xúc với cặn xà phòng. Thay vào đó, hãy sử dụng một chiếc khăn ấm, ẩm và lau nhẹ nhàng đến khi sạch sẽ là một trong những cách chăm sóc chó mẹ sau sinh. Nếu thú cưng của bạn có bộ lông dài, hãy cắt vệ sinh xung quanh đuôi, chân sau và tuyến vú và đảm bảo giữ cho những khu vực này sạch sẽ. 

Sau đây là một số bước trong cách chăm sóc chó mẹ sau sinh giữ sạch sẽ cơ thể:

Bước 1. Di chuyển chó con và chó mẹ

Bước đầu tiền trong cách chăm sóc chó mẹ sau sinh là di chuyển cả chó mẹ và con đến khu vực ổ mới sạch sẽ sau khi tất cả chó con đã được sinh ra hoặc đến một địa điểm tạm thời trong khi bạn dọn dẹp ổ nằm.

Bước 2. Dọn dẹp khu vực đẻ con

Bước thứ 2 trong cách chăm sóc chó mẹ sau sinh là dọn bỏ những miếng lót và khăn tắm trong khu vực đẻ và thay bằng những miếng lót sạch. Lau sạch sẽ khu vực xung quanh hạn chế việc bẩn cho cả chó mẹ và chó con.

Bước 3. Sử dụng khăn ướt

Làm ướt khăn mặt sạch hoặc khăn lau tay bằng nước ấm cũng là một trong những bước tiếp theo trong cách chăm sóc chó mẹ sau sinh. Tuy nhiên nên lưu ý không thoa xà phòng vì có thể bám vào lông chó mẹ và dính vào chó con khi chúng bú.

Bước 4. Lau chó mẹ

Lau chó mẹ, giũ và vắt vải nhiều lần để làm sạch những chỗ bẩn. Nhẹ nhàng làm sạch xung quanh núm vú và phía sau để loại bỏ các chất nhờn và máu là cách chăm sóc chó mẹ sau sinh tuy hơi phức tạp nhưng đảm bảo an toàn và vệ sinh cho chó mẹ.

Bước 5. Lau khô kỹ

Và bước cuối cùng trong cách chăm sóc chó mẹ sau sinh là nhẹ nhàng vỗ nhẹ cho chó của bạn bằng khăn khô, do khoảng thời gian đầu chó con sẽ ỷ lại nhiều vào chó mẹ. Do đó, bạn cần lau khô chó mẹ, vì chó con dễ bị cảm lạnh nếu chó mẹ ướt có nghĩa là chó con ướt. Tránh dùng khăn chà xát vào những vùng nhạy cảm như bụng và bộ phận sinh dục của chó mẹ nhé.

2. Kiểm tra sức khỏe y tế cho mẹ và con thường xuyên

Trong khoảng thời gian từ 24 đến 48 tiếng đầu tiên, nhiệt độ cơ thể mẹ tăng cao hơn một hoặc hai độ so với mức bình thường. Bạn nên thường xuyên kiểm tra núm vú của chó mẹ, Các dấu hiệu như đỏ, sưng, viêm và đổi màu là những điều bạn cần lưu ý khi trong giai đoạn này.

Sữa sẽ có màu trắng và đều đặn, nếu bạn nhận thấy thở hổn hển quá mức, run cơ, nhiệt độ cao, rên rỉ, đồng tử giãn ra, chán ăn và thờ ơ, hãy nhanh chóng liên lạc với bác sĩ thú y và đưa đến cơ sở theo yêu cầu. Đối với chó con, hãy đảm bảo rằng chúng đang thở bình thường, bú mẹ mà không cần sự trợ giúp và tăng cân đều đặn. 

3. Nên cho chó mẹ sau khi sinh ăn thức ăn gì?

Việc quan trọng trong các cách chăm sóc chó mẹ sau sinh chính là cung cấp một chế độ ăn dinh dưỡng, lành mạnh và tốt cho sức khỏe sau sinh. Bạn nên lập ra một chế độ hợp lí cùng bác sĩ thú y, đảm bảo rằng chó mẹ luôn có sữa và mạnh khỏe.

Cho chó ăn gì sau khi sinh?

Đây là câu hỏi khá quen thuộc và thường thấy. Bạn có thể nhận ra rằng chó mẹ thường không ăn ngay sau khi sinh, chúng sẽ đợi khoảng 12 giờ trước bữa ăn đầu tiên. Nếu chó mẹ không chịu rời lũ chó con và ăn, bạn có thể dụ nó bằng những món mà nó thích nhất, ví dụ như pate, bánh thưởng,..

Điều quan trọng là chó mẹ phải được nuôi dưỡng đúng cách để lấy lại sức và sản xuất sữa chất lượng cao cho chó con. Chúng cần ăn nhiều hơn, thậm chí gấp đôi lượng thông thường và thức ăn phải có chất lượng cao và giá trị calo cao hơn.

Chó mẹ có thể được cho ăn thức ăn dành cho chó con, loại thức ăn này sẽ cung cấp số lượng và chất lượng các chất dinh dưỡng mà nó cần trong thời kỳ cho con bú.Việc quản lí và kiểm soát chế độ ăn uống của chó mẹ sau sinh với thức ăn có  protein chất lượng cao, chất béo, canxi cacbonat, sắt và nước cũng là một trong những cách chăm sóc chó mẹ sau sinh.

cách chăm sóc chó mẹ sau sinh

 

Bữa ăn của chó mẹ sau sinh cần những gì?

Thức ăn cho chó con rất giàu calo, protein và chất béo. Bạn nên cho chó ăn thức ăn dành cho chó con trong vài tuần sau khi sinh. Thức ăn cho chó con cung cấp những chất dinh dưỡng cần thiết. Bột công thức dành cho chó con cũng có thể được thêm vào thức ăn bình thường của chó. Bột công thức dành cho chó con là thức ăn bổ sung cho chó con, nhưng bạn có thể cho chó mẹ ăn vì nó giúp tiết sữa và cải thiện mùi vị của thức ăn.

Bạn cũng có thể cho chó mẹ ăn thịt bò xay nấu chín trộn với bột gạo trắng, rất giàu chất xơ và protein. Có thể cho chó ăn thức ăn đóng hộp sau khi sinh. Nó ẩm ướt và sẽ cung cấp chất lỏng cần thiết để ngăn chó của bạn bị mất nước.

Bạn nên cho chó ăn từng phần nhỏ nhiều lần trong ngày trong giai đoạn này. Sự thèm ăn của cô ấy sẽ tăng lên khi chó con lớn lên, vì cô ấy cần tiết nhiều sữa hơn. Tùy thuộc vào số lượng chó con, cô ấy có thể ăn gần gấp đôi những gì trước đây. Có thể thêm dầu mỡ, mỡ lợn và dầu thực vật vào bữa ăn của cô ấy nếu cô ấy tiếp tục giảm cân.

Chăm sóc tâm lý cho chó mẹ sau sinh

Cách chăm sóc chó mẹ sau sinh không bị thay đổi tính tình, cáu gắt là một trong những điều bạn nên quan tâm. Khi đã lấy lại dần sức lực, chó mẹ thường sẽ e dè, nhạy cảm và bản năng của người mẹ sẽ lớn hơn. Toàn tâm toàn ý bảo vệ con khỏi những thứ mà chúng cho là nguy hiểm, chúng sẽ hung dữ và cáu gắt khi bạn đến gần đứa con của chúng.

Trong thời gian này, bạn hạn chế cho người lạ, trẻ con đến gần chúng cũng là một trong những cách chăm sóc chó mẹ sau sinh để chúng cảm thấy an toàn, tạo một không gian riêng tư, dần dần chó mẹ sẽ cảm thấy thoải mái và bớt cảnh giác hơn. Ngừng vuốt ve chúng một thời gian ngắn, để chúng không sinh ra cảm giác ý lại vào bạn mà bỏ bê con của chúng.

Phòng tránh các biến chứng chó mẹ sau sinh

Các bạn cần đặc biệt lưu ý về các triệu chứng sau khi sinh của chó mẹ. Quan sát và báo ngay với thú ý nếu tình trạng trở nên nguy cấp.  Thông qua đó có những cách chăm sóc chó mẹ sau sinh hợp lý nhất tránh việc gây nên các căn bệnh đáng lo ngại ở chó.

Thông tin liên quan: Common Dog Diseases

Tiêu chảy nhẹ

Từ lúc sinh con, chó mẹ có thể ăn nhau thai để bù lại một phần chất đã bị mất đi, vì thế việc này có khả năng gây tiêu chảy. Nếu chó mẹ đi ngoài lỏng, bạn có thể cho chúng ăn hai muỗng bí ngô đóng hộp để cải thiện tình hình. Stress cũng là nguyên nhân gây tiêu chảy, tuy nhiên đây là dấu hiệu thường thấy, sẽ giảm giần sau vài ngày.

Ăn mất ngon

Việc chó mẹ từ chối thức ăn sau khi sinh cũng là điều khá bình thường. Kiệt sức, với rất nhiều chú chó con phải chăm sóc, việc ăn uống có thể là điều cuối cùng mẹ nghĩ đến. Bác sĩ thú y khuyên nên cho chó mẹ ăn sau 24 giờ sau khi hạ sinh chú chó cuối cùng. Ngoài ra nên cho chó uống nước thường xuyên.

Sốt nhẹ/co giật/hạ canxi máu

Những bệnh trên do một nguyên nhân gây nên, đó là do việc thiếu hụt canxi khi cho chó con bú trong 3 tuần đầu mà không được bổ sung lại đủ lượng canxi bị mất. Triệu chứng thường gặp là chó mẹ cảm thấy bồn chồn, mất ngủ, không quan tâm tới con mình, đi một cách khó nhọc và khó đứng thẳng, cứng cơ, thân nhiệt cao và thở gấp.

Co giật do thiếu canxi có thể rất nguy hiểm tới tính mạng nếu không được điều trị đúng và khẩn trương bằng cách tiêm tĩnh mạch Canci Chloride 10% (500mg/ống 5ml). Nếu chó mẹ thiếu sữa, cần cho chó con ăn sữa ngoài, loại dành riêng cho chó con, hoặc sữa dê.

Viêm tử cung

Nhiều lí do dẫn tới việc tử cung bị viêm nhiễm: dụng cụ không sạch sẽ khi đỡ đẻ cho chó, nhau thai hoặc dạ con vẫn còn trong tử cung sau khi đẻ. Dấu hiệu nhận biết bệnh là sốt, mất nước, hôn mê, nôn mửa, tiêu chảy, thở gấp, âm đạo chảy mủ, đỏ lên hoặc ngả nâu và có mùi hôi. Bệnh này thậm chí có thể ảnh hưởng tới chó con do lây nhiễm độc tố trong sữa mẹ, nên cần cho ăn ngoài. Cách điều trị tốt nhất là tiêm kháng sinh.

Một trong những cách phòng ngừa hiệu quả nhất là nhờ bác sĩ thú y dự đoán số lượng chó con sẽ ra đời. Do đó khi chó sinh sản chủ nuôi có thể biết được số chó con ra đời đủ chưa và xử lí kịp thời nếu vẫn còn nhau thai trong bụng do chưa đẻ hết (mỗi một nhau thai tương ứng với một chú chó con).

Viêm vú

Các tuyến vú bị nhiễm trùng, vú của chó mẹ bị sưng tấy lên. Dần dần bệnh sẽ nặng hơn do chó con cào vào vú mẹ, gây đau đớn. Chó mẹ sốt, chó con chậm lớn do chất lượng sữa giảm là những triệu chứng thường gặp.

Nên dùng kháng sinh và đắp gạc ấm lên vùng nhiễm trùng để chữa trị. Nếu không được điều trị kịp thời vú sẽ bị hoại tử do nhiễm trùng và phải cho chó con ăn ngoài. Cách đơn giản nhất để phòng bệnh là vệ sinh sạch sẽ vùng vú của chó mẹ sau khi cho con bú và dọn ổ thường xuyên.

Những lưu ý khi thực hiện các cách chăm sóc chó mẹ sau sinh

  • Nên vệ sinh sạch sẽ ổ nằm của chúng thường xuyên, tránh dính chất bẩn, dịch từ cơ thể chó mẹ
  • Chọn một nơi đủ ấm, gió không lùa vào được để phòng trường hợp cả chó lẫn mẹ đều bị cảm
  • Chú ý các thời gian sau khi sinh để thăm khám kịp thời cho cả đàn
Share the Post:
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Related Posts