Vai trò của việc sơ cứu, chăm sóc chó là gì?
Mục đích đầu tiên của việc hiểu rõ các bước sơ cứu cho chó là để:
- Giữ mạng sống cho chó
- Ngăn chặn tình huống trở nên tồi tệ hơn
- Tăng khả năng hồi phục cho cơ thể chó
Có cả một danh sách dài những điều mà Sen có thể làm để cứu mạng, chăm sóc chó của mình trong cơn nguy kịch – Khóa học sơ cứu cho chó là điều cần thiết để Sen đối phó với những tình huống nguy hiểm như vậy.
Các bước tiếp nhận Sen cần thực hành khi những tình huống nguy kịch xảy ra với chó của mình
Khi thấy chó cưng của mình đau đớn, Sen có thể bị hoảng sợ mà mất bình tĩnh. Sau đây là một số lời khuyên hữu ích giúp Sen chăm sóc chó và đối phó với những tình huống nguy kịch một cách bài bản hơn để từ đó có thể chuyển sang các bước sơ cứu. Lời khuyên được tóm gọn trong 1 từ: “START”. Bạn chính là người sẽ đóng vai trò động não nhiều nhất, hãy liên tưởng đến chuỗi sự kiện thiết yếu để có thể tiếp tục chuỗi sự sống cho các bé chó:
- S = Stop: Hãy dừng hoảng sợ và tự trấn an bản thân, giữ bình tĩnh. Các bé chó rất nhạy cảm với cảm xúc của chủ, chúng sẽ cảm nhận được cảm xúc của bạn, vì thế hãy cố gắng không hoảng sợ, cố gắng chăm sóc chó và đừng truyền năng lượng lo âu đó đến bé chó đang trong tình trạng nguy kịch.
- T = Think: Suy nghĩ trước khi hành động. Đừng hấp tấp hành động mà không suy nghĩ đến hậu quả và tình huống y tế mà bạn có thể đang đối mặt. Nếu chó của bạn đang mất ý thức. Bạn có thể cần thực hiện “phân tích cơ bản” (Dog World+ sẽ nói rõ hơn ở phần tiếp theo). Hoặc nếu bạn đang chứng kiến chó của mình lên cơn đau dữ đội và mất bình tĩnh, bạn cần một tấm nịt khẩn cấp để bảo vệ bản thân.
- A = Access: Đánh giá tình hình. Có ai trong nhà để giúp bạn không? Vết thương của chó có chảy máu không? Chó có hiện tượng co giật, cắn loạn xạ, sốc phản vệ, ngạt thở hay say nắng… không?
- R = Remove: Loại bỏ những vật cản nguy hiểm xung quanh: người, chó khác, xe ô tô, trẻ em…
- T = Telephone: Gọi điện cho người có chuyên môn, có thể giúp đỡ và chăm sóc chó. Có thể là người thân để giúp bạn di chuyển các bé chó, có thể là cảnh sát giao thông nếu như chó của bạn bị tai nạn giao thông và trên hết phải có Bác sĩ Thú y để được tư vấn thêm về cách chăm sóc chó và họ có thể chuẩn bị sẵn sàng trước khi bạn đến.
Phân tích cơ bản (primary survey)
Để hành động đúng trong tình huống khẩn cấp mà không gây ra những hậu quả nặng nề hơn tổn thương đến chó, bạn hãy tập phân tích tình trạng cấp cứu và chăm sóc chó dựa trên các yếu tố sau:
- Response: Kiểm tra phản ứng của chó. Hãy la hét vào tai và đập vào chân hoặc bộ phận khác mà bạn cho rằng chó có thể sẽ phản ứng lại. Hãy luôn nghĩ đến sự an toàn của bạn trước nhé!
- Airway: Kiểm tra đường hô hấp. Nếu cho có vẻ ngột ngạt hoặc khó thở hay có dấu hiệu ngưng thở, hãy kéo dài đường hô hấp bằng cách nhẹ nhàng kéo đầu và cổ của chó lên – kiểm tra đường hô hấp của chó và đảm bảo không có vật cản nào ở đó. Nhấc lưỡi ra khỏi đường hô hấp, giữ yên tránh để lưỡi chặn đường thở của các bé.
- Breathing: Chó có còn thở không? Hãy kề má vào gần miệng chó và xem liệu bạn có cảm nhận được hơi ấm trên má mình không. Đặt tay lên miệng để tránh bị chó cắn. Hãy nhìn, lắng nghe và cảm nhận nhịp tim đồng thời đếm trong 10 giây.
- Circulation: Tuần hoàn máu. Kiểm tra tuần hoàn bằng cách đặt 3 ngón tay vào trong chân sau phía trong đùi và xem xem có nhịp tim ở đó không? Có thể kiểm tra bằng cách đặt tay lên khu vực tim nằm phía sau khuỷu tay trước bên trái và lùi về hướng sau một chút.
- Send: Yêu cầu cấp cứu ngay lập tức.
Cách thực hiện CPR (hồi sức tim phổi) cho chó
Trước khi bắt đầu CPR, kiểm tra và lắng nghe ngực chó để đảm bảo không có nhịp tim và chó không thở. Nếu nó đang thở, không thực hiện CPR.
Trong quá trình phân tích cơ bản (primary survey) nếu bạn phát hiện chó bất tỉnh và đang thở, ĐỪNG làm CPR. Hãy chăm sóc chó theo quy trình dưới đây:
- Đặt chó ở vị trí nằm nghiêng và đặt một cái gì đó dưới khuỷu tay để cho chất lỏng chảy ra khỏi miệng và lưỡi rơi ra một cách tự nhiên – điều này sẽ tránh tắc đường hô hấp – và được gọi là tư thế phục hồi. Đặt chó ở vị trí nằm ngửa bên phải trên một bề mặt cứng,, bên trái cao hơn để bạn có thể ép tim. Nén ngực khoảng 100 đến 120 lần mỗi phút. Đối với chó lớn, đi sâu 2.54 cm và 1.27 cm cho chó trung bình. Với chó nhỏ, sử dụng hai ngón tay và độ sâu là 1.27 cm.
- Thay phiên 30 lần ép ngực và 2 lần hô hấp nhân tạo với nhau.
- Để hô hấp nhân tạo: che miệng của chó rồi thổi vào mũi chó để tạo ra một vòng khép kín quanh 2 lỗ mũi bằng miệng của bạn. Nếu không làm được, hãy che lỗ mũi bàng ngón tay của bạn trước khi thổi. Nếu thực hiện đúng, ngực của chó sẽ phồng lên khi bạn thổi vào.
- Cách tốt nhất trong việc chăm sóc chó là 1 tay với chó nhỏ. Đối với chó lớn thì dùng 2 tay.
CPR có thể hữu ích trong 1 vài trường hợp có thể cứu sống. Một số trường hợp phát hiện quá trễ thì CPR cũng sẽ không hiệu quả nữa, vì vậy hãy luôn trang bị đủ kiến thức về sức khỏe của chó mèo trước khi bạn nhận nuôi các bé nhé!
Tham khảo thêm và nhận tư vấn để hiểu hơn về cách chăm sóc chó mèo tại đây
Chúc Sen và Boss khỏe mạnh!
Bài viết được thực hiện bởi JAYbranding.
[…] Bạn có thể quan tâm: Cẩm nang chăm sóc chó […]
[…] Bạn có thể quan tâm: Cẩm nang chăm sóc chó […]